Wednesday, October 31, 2012

Pháo Binh Thủy Quân Lục Chiến và trận Quảng Trị 1972



Một năm dài qua nhanh, tình hình vùng hỏa tuyến lắng dịu, quân lực Hoa Kỳ tiếp tục triệt thoái khỏi Việt Nam. Quân đội Cộng sản Bắc Việt đã rút về Bắc để bổ xung và huấn luyện. Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến vẫn phải thường trực tại Quảng Trị. Có tin đồn Tổng thống Thiệu sợ đảo chánh và rất e ngại ông Nguyễn Cao Kỳ sẽ móc nối Thủy Quân Lục Chiến làm việc này nên đày các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến ở Vùng I chiến thuật cho yên tâm. Chúng tôi đã ăn Tết lần thứ hai ở Quảng Trị, và đang chịu đựng mùa mưa dầm dề kéo dài lê thê trong những căn hầm ẩm ướt. Pháo thủ tương đối dễ chịu hơn, họ không phải di chuyển nhiều và có xe đi chợ 3 ngày một lần .

Vết Xích Chiến Xa Trên Ðất Kontum


Mưa giăng phủ trên nền trời Kontum, hạt mưa nhẹ như sương mù, những hạt mưa chỉ mang lại ướt át, lầy lội, những hạt mưa không gây chết chóc ai. Nhưng giữa những cơn mưa vô tình đó là một vùng Komtum khói lửa.

Mặt Trận BÌNH LONG – AN LỘC (Tháng 4 – Tháng 6/1972)


Ngày 25 tháng 01 năm 1972, Tổng Thống Hoa Kỳ Richard M. Nixon, trong bài diễn văn đọc trước Lưỡng Viện Quốc Hội được truyền hình trên toàn quốc, đã đề nghị một kế hoạch “hoà bình 8 điểm” nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam, trong đó Hoa Kỳ đồng ý rút Quân Ðội Hoa Kỳ và Ðồng Minh ra khỏi Việt Nam trong thời hạn 6 tháng, sau khi một hoà uớc đã được ký kết.

Người đẹp Sài Gòn xưa: Chiếc Solex và tà áo dài

Xin mượn tạm danh hiệu ‘Người đẹp Bình Dương’ của nữ minh tinh một thời nổi tiếng, Thẩm Thúy Hằng, để đặt tên cho đoạn viết này về Người Đẹp Sài Gòn.

Theo nhận định có phần chủ quan của tôi, những người đẹp Sài Gòn vào thời 60s có những nét đẹp mà các cô gái ngày nay không thể nào sánh bằng. Hãy tưởng tượng một hình ảnh người đẹp Sài Gòn qua thơ Nguyên Sa mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã phổ nhạc: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông Áo dài may từ lụa Hà Đông thướt tha, mềm mại. Đẹp nhất là cảnh những cô gái mặc áo dài đi trên chiếc xe Velo Solex, loại xe của Pháp có gắn động cơ phía trước.

Friday, October 26, 2012

Cuộc lui binh nghiệt ngã



Bảo Định Nguyễn Hữu Chế – Cuộc lui binh nghiệt ngã

Tiểu đoàn 2/43/SĐ18BB/QLVNCH

Chẳng dám đem mình ví von với danh nhân – Nhưng đầu óc tôi cứ vơ vẩn nhớ tới câu nói của Napoléon Đệ Nhất:

“Nước Anh đánh trận nào cũng thua, chỉ có trận cuối cùng họ thắng” – Anh em chúng tôi, TĐ 2/43, SĐ18BB, ngược lại, đánh trận nào cũng thắng, chỉ có trận cuối cùng là thua ……. Khởi đầu cho trận thua đau đớn này là cuộc lui binh nghiệt ngã đêm 20-4-75 tại mặt trận Xuân Lộc, mà TĐ 2/43 chúng tôi phải rút lui trước địch quân. Một việc chúng tôi phải miễn cưỡng làm, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng .

Tuesday, October 23, 2012

Nhũng Ngày Cuối Cùng Của Đời Binh Nghiệp


MX Nguyễn Minh Châu cựu Trung tá TĐ3 Sói Biển-TQLC, cựu Quận trưởng Dĩ An, Biên Hòa

30 tháng 4 năm 1975. Đây là ngày mà không ai có thể quên được đến khi nhắm mắt lìa cõi trần gian đầy mồ hôi, nước mắt và xương máu, nhứt là với những chiến binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

Trong phần nầy tôi xin kể lại tâm trạng não nề vào những ngày cuối cùng của các chiến sĩ âm thầm trong bóng tối vì ít được ai để ý tới họ. Đấy là những chiến sĩ Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, và các viên chức xã ấp cũng như lực lượng CSQG, cán bộ XDNT ( những chiến sĩ áo đen luôn sống rất gần gủi người dân thôn ấp ), và các chiến sĩ Nhân Dân Tự Vệ đã hy sinh ở lại cố thủ quận Dĩ An tới giờ phút cuối cùng.

BĐQ Nguyễn Văn Bảo – Tử chiến giữa Tiểu Đoàn 83BĐQ Biên Phòng và công trường 5 CSBV tại Đức Huệ



“Để tưởng niệm và tri ân những chiến sĩ TĐ/83/BĐQ/BP, đã hy sinh tại căn cứ biên phòng Đức Huệ, ngày 28 tháng 3-1973″

BĐQ Nguyễn Văn Bảo


Ba mươi mốt năm sống tha hương nơi xứ nguời, hình ảnh quê hương Việt Nam vẫn không phai nhòa trong tâm trí tôi. Tôi còn nhớ vào năm 1960, khi cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam do bọn cộng sản Bắc Việt chủ xướng bắt đầu tăng cường độ, lệnh động viên được ban hành, tôi cũng như bao chàng trai cùng trang lứa, đã hăng hái lên đường nhập ngũ, để bảo vệ đồng bào và mảnh đất thân yêu miền Nam, chống lại bạo quyền cộng sản – Cuộc đời binh nghiệp của tôi bắt đầu từ đó.

Thursday, October 18, 2012

Những chiêu bài của bọn VGCS nhằm xóa bỏ Lằn Ranh Quốc Cộng _Lê Duy San



Mặc dầu bọn VC đã thống trị được toàn thể lãnh thổ VN hơn 1/3 thế kỷ, nhưng bọn chúng vẫn không những không xóa bỏ được làn ranh Quốc Cộng mà trái lại làn ranh này vẫn mỗi ngày một rõ ràng thêm. Điều này

Saturday, October 13, 2012

Lời Khước Từ Đáng Khâm Phục



Đại Bàng Tango, TLP TQLC/VN

Tiểu Cần

Là âm thoại viên (ATV) cho Tư Lệnh SĐ/TQLC nên tôi có dịp nghe và thấy những sự việc mà một quân nhân bình thường khó mà biết, nhưng ngoài nghề nghiệp chuyên môn, điều kiện ắt có và đủ để trở thành một âm thoại viên của các vị chỉ huy cao cấp là phải triệt để thi hành 3 điều sau đây:

“Tôi không nghe, tôi không thấy và tôi không nói”. Nếu anh nào bép xép cái miệng, thích ba hoa chích chòe thì sớm muộn cũng đi đến tận “Gành Hào để nằm nghe điệu phương Nam”

Monday, October 8, 2012

Lời nói của ngươi phụ tá TT Diệm trước khi chết



Như đã hứa, (1) ông Cao Xuân Vỹ, sau ba lần vào cấp cứu và điều trị tại bệnh viện, đã vui lòng dành cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn để cống hiến bạn đọc một số hồi ức và kỷ niệm của ông trong thời gian đi theo Việt Minh kháng chiến rồi về hợp tác với chính phủ Ngô Đình Diệm với tư cách là người phụ tá thân cận của ông Ngô Đình Nhu, bào đệ và là cố vấn chính trị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

1. Hỏi: Thưa ông, nghe nói ông cùng quê Nghệ An với ông Hồ Chí Minh?

Đáp: Phải. Tôi người làng Thịnh Mỹ, phủ Diễn Châu ở về phía biển, còn ông Hồ ở xã Kim Liên huyện Nam Đàn về phía núi.

Wednesday, October 3, 2012

XIN TIỄN BƯỚC ANH, NGƯỜI THƠ BẤT KHUẤT

G/s Huỳnh Sanh Thông (trái) và Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện (phải) tại nhà riêng của G/s Thông ở đại học Yale.

(Tiễn chân Ngục sĩ NGUYỄN CHÍ THIỆN, người Thi Sĩ Đấu Tranh cho một Việt Nam Không Cộng Sản, từng bị bạo quyền Việt cộng nhốt tù 27 năm, vừa bỏ lại đau thương của dâu biển kiếp người để về nơi bình an miên viễn sáng ngày 2/10/2012 tại miền đất tạm dung, Nam California, Mỹ Quốc)

Monday, October 1, 2012

Văn Hóa Ngọng

Lời giới thiệu:


Ngôn ngữ là một món quà quý báu mà thượng đế đã ban cho con người. Ngôn ngữ với một số ràng buộc khá phức tạp về cách phát âm, chính tả, và văn phạm cũng là một phần rất quan trọng của văn hoá. Qua cách dùng ngôn ngữ “đúng cách” (chuẩn, chính xác, đơn giản, dễ hiễu), con người không chỉ đạt được mục tiêu trình bày trọn vẹn ý tưởng; mà còn vô hình trung làm cho mọi người chung quanh biết thêm về trình độ học vấn, tư cách, địa vị (chỗ đứng) của người sử dụng nó trong xã hội.

Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam


Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt NamCao Chánh Cương

Văn hóa Việt Nam của chúng ta vô cùng phong phú. Một trong những nguồn phong phú vô ngần mà trên thế giới không ai có, đó là ý nghĩa về dấu hỏi ngã. Thật thế, dấu hỏi ngã trong tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng. Viết sai dấu hỏi ngã sẽ làm đảo ngược và có khi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hóa Việt Nam.